TUYÊN TRUYỀN PHÒNG TRÁNH ĐIỆN GIẬT

Thứ bảy - 15/02/2020 03:28
Kính thưa : Các thầy cô giáo và các em học sinh thân mến. Được sự nhất trí của Ban Giám Hiệu nhà trường. Để phòng tránh tai nạn thương tích trong buổi lễ chào cờ hôm nay cô sẽ gửi tới các em nội dung đề phòng và cách xử lý khi bị điện giật.
TUYÊN TRUYỀN PHÒNG TRÁNH ĐIỆN GIẬT
            Kính thưa : Các thầy cô giáo và các em học sinh thân mến. Được sự nhất trí của Ban Giám Hiệu nhà trường. Để phòng tránh tai nạn thương tích trong buổi lễ chào cờ hôm nay cô sẽ gửi tới các em nội dung đề phòng và cách xử lý khi bị điện giật.
 Điện giật có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nếu chẳng may ta sơ ý chạm phải chỗ hở điện, hoặc vô tình chạm phải dây điện bị đứt hoặc các đồ vật dẫn điện sẽ bị giật. Điện giật gây chấn thương, làm chân tay nạn nhân co quắp vì bỏng, ngừng thở, tim ngừng đập. Với những trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong. Do vậy các em cần phải biết phòng và xử lý khi bị điện giật.
1. Nguyên nhân bị điện giật:
Tai nạn điện giật thường xảy ra đột ngột, do vô tình hoặc không nắm vững các nguyên tắc đề phòng tai nạn. Hậu quả là nạn nhân có thể bị bỏng ở các mức độ khác nhau, thậm chí tử vong do ngừng ho hấp và tuần hoàn. Nguyên nhân xảy ra tai nạn là do cơ thể người tiếp xúc với hai cực của nguồn điện. Thông thường, chân người tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với đất được coi là một cực, cực còn lại là một bộ phận bất kỳ nào đó của cơ thể tiếp xúc với nguồn điện. Dong điện xoay chiều có đặc điểm kích thích mạnh mẽ và liên tục đối với hệ thần kinh và cơ. Nhóm cơ khép và gấp co mạnh hơn nhóm cơ duỗi, nên nạn nhân càng có xu hướng dính chặt vào nguồn điện mà không thể điều khiển cơ duỗi ra.
 2. Những tổn thương do điện giật:
Khi bị điện giật có thể gặp phải tình trạng bỏng rất nguy hiểm. Khi dòng điện đi qua cơ thể sẽ xuất hiện bỏng ở nhiều vị trí với nhiều mức độ khác nhau. Với nguồn điện cao thế, nạn nhân có thể bị bỏng nặng và suy thận. Điện giật gây chấn thương, làm tay chân nạn nhân co quắp vì bỏng, ngừng thở, tim ngừng đập. Khi dó, mặt nạn nhân trắng bệch rồi tím dần, ngất, không bắt được mạch, đồng tử giãn to. Những trường hợp nặng sẽ dẫn đến tử vong.
3. Cách sơ cứu khi có người bị điện giật:
- Khi thấy có người bị điện giật, cần khẩn trương cắt nguồn điện ngay lập tức bằng cách tắt công tắc, ngắt cầu dao điện hoặc rút phích cắm điện.
- Nếu không với được đến dây điện, công tắc thì đứng trên vật khô cách điện như hộp gỗ, tấm cao su hay nhựa, dùng các vật làm bằng gỗ khô đẩy người bị nạn ra khỏi nguồn điện.
- Tuyệt đối không được sờ vào người bị nạn nếu người đó chưa được tách ra khỏi nguồn điện. Sau khi đã ngắt điện:
Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho người hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng. Khi nạn nhân bị điện giật thường ngừng thở, ngay lập tức phải lập tức tiến hành hô hấp nhân tạo tại chỗ. Ấn vừa phải vào vùng trước tim 5 cái, nếu tim không đập lại, phải khẩn trương hà hơi thổi ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực 5 lần lại thổi ngạt 1 lần. Nếu chỉ có 1 người thì 15 lần ép tim thổi ngạt 2 lần. Thực hiện đều đặn cho đến khi nạn nhân tỉnh, thở lại được, môi hồng trở lại, bắt được mạch ở cổ tay và nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện. Toàn bộ công việc cấp cứu cho quá trình hô hấp chỉ được phép làm trong 3 phút, do vậy người cấp cứu phải thật bình tĩnh, khẩn trương, thực hiện đúng cách và tiến hành ngay tại nơi xảy ra điện giật. Trên đường chuyển nạn nhân đến bệnh viện vẫn phải tiếp tục công việc cấp cứu, theo dõi để phát hiện vầ điều trị kịp thời các biến chứng. Để đề phòng điện giật không nên chời đùa gần các thiết bị điện như ổ cắm điện, dây điện…Nên sử dụng các thiết bị đóng ngắt an toàn, thiết bị chống giật…Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện để đảm an toàn. Các em cần lưu ý vào những ngày mưa bão, hạn chế việc đi lại ở những nơi có nguồn điện, những nơi có cột điện để tránh bị điện giật.

Tác giả: Học sinh lơp 9

Nguồn tin: Tiểu học - THCS Thanh Trường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây